Mẹo Sử Dụng Đồ Thủy Tinh

Mẹo Sử Dụng Đồ Thủy Tinh

Cách giữ gìn đồ bằng thuỷ tinh ít vỡ do nước sôi


Mẹo Sử Dụng Đồ Thủy TinhKhi mới mua đồ bằng thuỷ tinh về, bạn hãy bỏ các món ấy vào nồi nước có pha muối rồi nấu cho nước sôi lên. Sau đó, bạn để nước nguội mới vớt ra rửa lại bằng nước lã. Chắc chắn đồ thuỷ tinh của bạn sẽ chịu nước sôi bền hơn. Tuy nhiên khi đi mua các món đồ thuỷ tinh, bạn đừng mua loại chất lượng kém quá, có nhiều bọt, mau vỡ hơn.


Cách làm sạch đồ thủy tinh

Những ly tách bằng thủy tinh sau một thời gian sửa dụng bị ố và mờ đi. Dưới đây là những mẹo đơn giản giúp đồ thủy tinh của bạn lại trở nên sáng bóng như ban đầu.

1.Cốc chén thủy tinh

Sau một thời gian sử dụng, cốc chén thủy tinh nhà bạn thường ố và mờ, không trong vắt như trước nữa dù bạn vẫn rửa bằng nước rửa bát. Để chúng sáng bóng lại như mới, bạn hãy rửa bằng nước nóng và nước rửa bát rồi tráng bằng nước có pha giấm. Bạn cũng có thể ngâm đám cốc ố đó vào nước pha dấm (hoặc có vắt chanh) rồi dùng vải mềm kỳ cọ.

2.Với chai lọ thủy tinh

Bạn khó cho cả bàn tay qua miệng chai để lau rửa bên trong. Vậy hãy cho vào đó một ít gạo, nước sôi và lắc thật mạnh, những vết bẩn lưu cữu sẽ “bay đi”.

3.Với những cửa kính bằng thủy tinh

Mặt gương có vết bẩn do dấu tay dính mồ hôi chạm vào, bạn hãy xoa lên đó bằng các lát khoai tây tươi. Mặt gương, kính sẽ sáng và bóng lại.

4.Với những đồ dùng pha lê

Cần lau rửa cầu kỳ hơn, nhất là nếu nó có nhiều khe kẽ. Bạn hãy bôi kem đánh răng và kỳ cọ bằng bàn chải đánh răng mềm, sau đó rửa lại bằng nước pha dấm.

5.Những chiếc gạt tàn thuốc lá bằng thủy tinh

Dùng lâu ngày sẽ đọng lại một lớp cáu bẩn cực kỳ cứng đầu. Bạn hãy ngâm nó một chút, rồi dùng vải tẩm nước muối thật đặc để lau.

6.Dụng cụ thủy tinh đựng sữa

Không thể dùng nước nóng rửa, nếu không cặn sữa dính trên thành sẽ kết thành một lớp chất dính, rất khó rửa. Muốn rửa loại dụng cụ này, trước hết phải dùng nước lã, sau đó mới dùng nước nóng.

7.Với các bóng đèn trong nhà bếp bị ám mùi và khói khi nấu ăn

Hãy dùng  vải tẩm một ít dấm hơi nóng để lau rửa hoặc trước khi lau xoa một ít nước vôi, để khô dùng vải lau. Lau xong cũng để khô mới sử dụng.
8.Với cốc
uống nước, bình, lọ hoặc cửa kính và gương

Dùng bột có men dùng làm bánh mỳ pha với nước lau qua một lần lên bề mặt, một lúc sau dùng giẻ mềm lau lại. Đồ dùng sẽ sáng bóng trong nhiều tuần lễ.

9. Sau một thời gian sử dụng, chai và bình trở nên rất bẩn. Nếu bạn muốn tìm lại sự sáng trong như ban đầu cách tốt nhất là nên dùng vỏ trứng, chanh và giấm. Bằng cách vò nát khoảng 6 vỏ trứng vào đồ dùng cần làm sạch sau đó vắt hai quả chanh hoặc một nửa cốc giấm. Ngâm qua một đêm đủ thời gian để cho vỏ trứng tan trong nước chanh hoặc giấm. Rửa đồ dùng bằng nước nóng và úp khô. 

Nguyên nhân làm đục thủy tinh

- Nước cứng

+ Nước cứng bao gồm các thành phần và hợp chất như vôi, canxi... làm cho thủy tinh bị vẩn đục. Cách duy nhất để loại bỏ hợp chất này là sử dụng axit.

+ Nước cứng có thể bít vòi phun của máy rửa bằng những cặn vôi cứng, làm giảm hiệu quả cọ rửa. Để bảo đảm nước vẫn mềm, thường xuyên cho muối hột vào hồ chứa nước.

- Phản ứng hóa học

+ Phản ứng làm đục thủy tinh là kết quả của sự kết hợp giữa oxit trong không khí do ẩm ướt và oxit trong ly thủy tinh gây ra. Phản ứng tạo thành một lớp màng mỏng trên bề mặt thủy tinh.

Tránh mùi trong cốc thủy tinh

Không nên úp ngược đồ thủy tinh (bình, cốc, ly...), điều đó có thể tránh được bụi nhưng sẽ gây nên mùi khó chịu.

Cách giữ cho ly thuỷ tinh không khỏi nứt khi rót nước sôi vào ly 

Muốn tránh tình trạng này, bạn hãy áp dụng một trong hai phương pháp sau đây:

- Khi rót nước sôi hoặc nước quá nóng vào ly, bạn hãy lót 1 chiếc khăn ướt dưới đáy ly.

- Hoặc bạn để vào trong ly một cái đũa, một cái muỗng cà phê hay một que sắt bằng kim loại khi đổ nước sôi vào ly. Chất kim khí sẽ hút nhiệt làm giảm nhiệt độ của nước sôi.

Cách sử dụng đồ thủy tinh đúng cách

1. Không để ly va chạm với chai lọ

2. Không dùng ly để xúc

3. Không chụm các ly lại để cầm cùng lúc

4. Không để ly ngổn ngang

5. Không để chồng ly lên nhau

6. Không cắm dao kéo vào ly

Mẹo Sử Dụng Đồ Thủy Tinh

Tránh sự va chạm về nhiệt

- Cho thủy tinh tiếp xúc với nhiệt độ phòng Thời gian tiếp xúc tùy thuộc vào độ dày và nặng của thủy tinh.

- Làm ấm thủy tinh để cân bằng sự khác nhau về nhiệt.

- Làm ấm thủy tinh với độ dày không đồng đều sẽ dẫn tới nhiều nguy cơ gây rạn nứt.

- Sức nóng của lò vi sóng cũng có thể làm rạn thủy tinh.

Chức năng và cách bảo quản đúng

- Đổ nước vào ly trước khi cho thêm đá.

- Không dùng ly uống bia để đựng nước trái cây, nước uống có ga vì lớp đường bao phía trong ly sẽ ảnh hưởng đến chất cabonat trong bia.

- Không để ly thủy tinh đựng nước nóng trên bề mặt kim loại lạnh.

- Dùng ly thủy tinh riêng biệt để chuyên đựng nước lạnh hoặc chuyên đựng nước nóng.

- Cầm ly bằng quai hay đế, tránh cầm miệng ly.

- Dùng ly thích hợp cho từng loại nước uống để đảm bảo tính đồng nhất, phong cách và vị của thức uống được ngon nhất.

- Không đặt quá nhìều ly trong khay và không cầm nhiều ly cùng lúc.

- Lau rửa thủy tinh đúng cách bằng tay

- Rửa đồ thủy tinh ngay sau khi sử dụng.

- Rửa thủy tinh với nước ấm bằng đồ lau chùi không để lại vết xước, đồ lau bằng ni lông hoặc bọt biển.

- Cầm ở bụng ly, khi rửa hoặc lau khô không vặn bụng ly và để ly theo chiều ngược nhau.

- Lót chậu rửa bằng khăn hay miếng lót cao su để giữ đổ thủy tinh không va chạm mạnh vào đáy chậu rửa.

- Đối với ly pha lê, rửa bằng nước hơi ấm sẽ cho kết quả tốt nhất.

- Đối với bình thủy tinh có cổ thon dài, dùng những viên bi nhỏ bằng thép không gỉ để tẩy rửa chất dơ, cặn và vết bẩn bên trong bình.

Hãy là người nội trợ thông minh trong cách chọn mua và bảo quản các loại đồ dùng gia dụng an toàn. Đây là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe của chính bạn cũng như những người thân trong gia đình.

 

 

 

 

Đăng ký nhận tin
Những chương trình khuyến mãi mới nhất